Saturday, October 12, 2013

mua ban hat chum ngay

mua ban hat chum ngay http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6/cay_chum_ngay_vi_thuoc_quy.pdf http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 mua bán hạt chùm ngây cây chùm ngây vị thuốc quí Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271 Email : thienmy.thich@gmail.com Chùm ngây: loài cây vạn năng cho vùng sinh thái khắc nghiệt Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree" Tiếng Ấn Độ là “ Moringa”. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, Thông tin chi tiết về cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. 1.2. Bông chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree" và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa". 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 2.1. Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, 1/ chữa trị các khối u. 2/ Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và 3/vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, 4/ lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. 5/ Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; 6/còn hạt dùng trị trướng bụng. 7/ Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. 8/ Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. 9/Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. 10/Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, 11/diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. 12/ Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 13/ Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 14/ . Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. 15/ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI: 16/ Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. 17/ Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 18/ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cáchsử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 19/ Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán • Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. • Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ) 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Behn tree, Ben-oil tree, Benzolive tree, West Indian ben, Drumstick tree, Moringa tree Tiếng Pháp: Ben ailé, Ben ailée, Ben oléifère, Moringa ailée, Pois quénique Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum Tiếng Hà Lan: Benboom, Peperwortel boom Tiếng Ý: Been, Bemen. Tiếng Arabia: Habbah ghaliah, Rawag (Sudan), Shagara al ruway (Sudan). Tiếng Bồ Đào Nha: Acácia branca, Moringa, Muringueiro. Tiếng Tây Ban Nha : Arbol de las perlas, Arbol do los aspáragos, Ben, Jacinto (Panama), Jasmin francés, Jazmin francés (Puerto Rico), Maranga, Maranga calalu (Honduras), Marango (Costa Rica), Palo de aceite (Dominican Republic), Palo de abejas (Dominican Republic), Paraíso, Paraíso blanco (Guatemala), Perlas (Guatemala), Resada (Puerto Rico). Tiếng Nga: Моринга олейфера. Tiếng Myanmar: Dandalonbin, Dan da lun. Tiếng Nhật: Wasabi no ki. Tiếng Khmer : Daem mrom. Tiếng Indonesia : Kelor, Kalor. Tiếng Malaysia : Moringa, Muringa, Sigru. Tiếng Ấn Độ : Sobhan jana. Tiếng Tamil: Murungai. Tiếng Thái: Ka naeng doeng, Ma khon kom, Ma rum (bean / pod), Phak i huem, Phak i hum, Phak nuea kai, Phak ma rum (leaves), Se cho ya. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Như vậy, đối chiếu các tính năng thực vật học, sinh thái học và các thành tựu về dinh dưỡng học, y học, môi trường học, chúng tôi thấy rằng, đây là một loài cây đầy tiềm năng cho việc hỗ trợ sự phát triển cộng đồng nông thôn miền núi và vùng cát ven biển. Ở khu vực miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, cuộc sống của cư dân trên dải đất cát ven biển đang gặp nhiều khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và điều kiện khắc kiện của môi trường sống, rất cần phát triển những loài cây vạn năng thích hợp. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc nghĩ tới việc bố trí thử nghiệm các mô hình trồng cây đa tác dụng cho vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng, mà cây chùm ngây là một đối tượng không thể bỏ qua, hầu giúp cư dân nơi đây có thêm một nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cứu đói những lúc giáp hạt. *Lợi ích và công dụng : Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3... Và còn rất nhiều công dụng không thể ngờ tới của chùm ngây mời anh em thao khảo trên internet *Giá trị kinh tế [LIST] • lá non 1 kg từ 70.000 - 80.000 đồng • Rễ cây 20 năm tuổi 800 - 1000 000 đồng/kg • Bột lá khô :500 - 600 000 /kg

Wednesday, September 25, 2013

Vỏ quýt vỏ quất chữa trị chứng tay chân lạnh

Vỏ quýt vỏ quất chữa trị chứng tay chân lạnh: Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chất Hesperidin trong chiết xuất của vỏ quýt, quất nếu thêm vào trong nước uống hàng ngày thì có thể cải thiện hiện tượng chân tay lạnh ở nữ giới. Trong quá trình thực nghiệm, nhân viên nghiên cứu cho 10 phụ nữ mắc chứng tay chân lạnh uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, 10 người uống nước lọc bình thường. Hai tiếng sau cho họ ngâm hai tay vào trong nước lạnh 1 phút, sau đó đo mức độ hồi phục thân nhiệt và lưu lượng máu. Kết quả chỉ ra, nhóm uống nước lọc bình thường, 40 phút sau nhiệt độ của tay vẫn chưa phục hồi, còn nhóm uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, chỉ cần 30-35 phút, tay đã quay trở lại nhiệt độ lúc trước khi ngâm vào nước lạnh, lưu lượng máu huyết quản mao mạch của đầu ngón tay được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, bấm huyệt thận du, huyệt khí xung, huyệt dũng tuyền, tập Yoga cũng có thể cải thiện hữu hiệu chứng tay chân lạnh. Thể dục, tĩnh tâm: Với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu. Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên. http://dantri.com.vn/suc-khoe/tri-chung-lanh-tay-chan-449660.htm

Trị Cảm (Cảm nóng-Cảm Lạnh-Cảm gió hoặc sốt)

Trị Cảm (Cảm nóng-Cảm Lạnh-Cảm gió hoặc sốt) Cảm (Cảm nóng-Cảm Lạnh-Cảm gió hoặc sốt) không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng nên thường chủ quan nhưng nếu khênh suất có thể gây biến chứng vào ngũ tạng sẽ khó chữa trị Trong dân gian tùy theo từng vùng miền và đặc điểm thổ nhưỡng nên có nhiều loại thảo mộc khác nhau để áp dụng trị cảm. Tuy nhiên các bài thuốc trị cảm mà baithuocdangian.com giới thiệu đến bạn đọc có thể áp dụng cho mọi gia đình. Bài thuốc 1: - Lấy 7 lát gừng sống + 7 củ hành hương, rữa sạch đổ nước vào nấu sôi kỹ, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi sẽ khỏi. Bài thuốc 2: - Dùng nươc Gừng sống, pha một chút đồng tiện(Nước tiểu em bé trai) uống rất tốt Bài thuốc 3: - Dùng Một nắm Gừng tươi giã dập, nấu sôi kỹ rồi uống đắp chăn cho ra mồ hôi. http://baithuocdangian.com/news/benh-cam-nhuc-dau/Tri-Cam-Cam-nong-Cam-Lanh-Cam-gio-hoac-sot-41/

Thần dược trị cảm lạnh bằng nước ép trái cây

Thần dược trị cảm lạnh bằng nước ép trái cây Thời tiết bất thường, lúc mưa lúc lắng, nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhau nhiều khiến cho bạn dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng điều trị cảm lạnh có sẵn trong nhà mà không phải ai cũng biết. Cảm lạnh là một bệnh phổ biến mà tất cả mọi người có thể đã mắc và dễ mắc. Khi bạn bị cảm lạnh, bạn cảm thấy quá mệt mỏi và không thoải mái để làm việc, học tập hoặc làm bất cứ điều gì khác. Cảm lạnh thông thường (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp hoặc cảm lạnh), là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở phần trên hệ hô hấp. Triệu chứng ho, đau họng, chảy mũi, sốt kéo dài trong 7-10 ngày, cũng có thể tới vài tuần. Cảm lạnh thông thường chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng(viêm họng), và các xoang(viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra. Cách phòng chống hiệu quả là rửa tay sạch sẽ và tránh nói chuyện trực tiếp với người mắc bệnh. Không có cách nào chữa trị triệt để cảm lạnh thông thường, mà chỉ có cách chữa những triệu chứng do bệnh gây ra. Cảm lạnh thông thường là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở người. Mặc dù uống thuốc có thể điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Vì vậy, chúng ta nên tìm một cách lành mạnh để điều trị cảm lạnh và dùng thực phẩm trị liệu là cách tốt hơn. Canh gà Canh gà có thể hạn chế tình trạng viêm đường hô hấp, và loại bỏ các triệu chứng ho, tắc mũi, và đau họng. Gà chứa các axit amin khác nhau nhằm nâng cao khả năng miễn dịch của con người và một số chất đặc biệt giúp thở dễ dàng. Nước ép cà rốt Thực tế cho thấy carotene có thể ngăn chặn và điều trị cảm lạnh. Bạn cắt cà rốt thành miếng và ép lấy nước uống. Sau đó thêm vào đó một chút nước gừng, đường hoặc mật ong và nước. Uống ba lần mỗi ngày và uống trong hai ngày. Bằng cách này, cảm lạnh có thể được điều trị. nuoc-ep-ca-rot-cam-lanhThực tế cho thấy carotene trong cà rốt có thể ngăn chặn và điều trị cảm lạnh (Ảnh minh họa) Cháo sữa Đây là cách chữa cảm lạnh phổ biến nhất ở các nước Đông Âu nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện được dễ dàng. Hãy ngâm gạo khoảng 30 phút sau đó ninh nhừ. Trước khi bắc ra đổ sữa đặc có đường hoặc sữa tươi với mật ong vào cháo, đánh thật đều và ăn nóng. Ăn một bát cháo như vậy có thể tỉnh người và hồi sức rất nhanh. Uống mật ong Mật ong có chứa nhiều bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Uống cả vào buổi sáng và vào buổi có thể ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh và các loại cúm khác. Muối Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn có thể chữa cảm lạnh bằng một số thực phẩm sau đây: Hành tây Hành tây là gia vị có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh vì nó có thể giết chết vi khuẩn. Hành tây là chất dinh dưỡng và kích thích dạ dày, ruột và các tuyến tiêu hóa. Như vậy, sự thèm ăn tăng lên và do đó là việc xả natri. Bằng cách này, huyết áp sẽ giảm và do đó, hữu ích cho những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc bệnh tim, bệnh não và mạch máu. Tỏi Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm Bạc hà Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm. Bí ngô Bí ngô có thể được coi cả như rau và thực phẩm chủ yếu bởi vì nó không chỉ là món ăn mà cón là thuốc điều trị. Nó chứa nhiều vitamin và pectin mà có thể loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại khác. Đậu xanh Nó có chứa các protein khác nhau và các axit amin đó là tốt cho dạ dày và lá lách. Đậu xanh có thể kích hoạt tế bào lympho và sản xuất kháng thể miễn dịch gây tổn hại và làm giảm các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, đậu xanh có giá trị chữa bệnh nhiều vì chúng có chứa protein chất lượng cao và các axit béo không bão hòa. Đậu tương này mầm Đậu tương nảy mầm rất giàu vitamin B2, và do đó ăn mầm đậu là giúp điều trị tình trình thiếu vitamin B2. Bên cạnh đó, chúng chứa nhiều vitamin C, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Trong trường hợp, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao… thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt. http://www.vuikhoe.com/suc-khoe/than-duoc-tri-cam-lanh-bang-nuoc-ep-trai-cay.html

Cây chỉ thiên thuốc quý Cho người Và...Gà

Cây chỉ thiên thuốc quý Cho người Và...Gà.!!! Đây là loại cây cỏ nhiều ở nước ta và nó dễ dùng, dễ chế biến. Cây thuốc này có tác dụng điều trị viêm họng, viêm amidal có đờm… Cây chỉ thiên còn có tên là chỉ thiên giả, nam tiền hồ - Clecrodendrum indicum (L.) O. Ktze, thuộc họ cỏ roi ngựa - Verbenaceae. Cây chỉ thiên Mô tả: tiểu mộc cao 1 - 3,5 m, không nhánh hay có ít nhánh, cây phát triển rất nhanh thành từng đám. Lá mọc chùm 3 - 5; phiến hẹp dài đến 20cm, không lông; cuống ngắn, ở mắt một hàng lông to nối liền cuống. Hoa ở ngọn, cô độc ở nách lá, trắng; đài dài 1,5cm, có tuyến ở trong; vành dài đến 19cm, 5 tai đều: tiểu nhụy có chỉ đỏ, không lông. Quả nhân cứng lam đen, trên đài đồng trưởng. Bộ phận dùng: cành, lá, rễ, thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Phân bố: cây mọc hoang và được trồng khắp nơi quy mô nhỏ ở các vườn thuốc Nam, ven đường đi, bãi đất hoang. Thường gặp ở Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước…) và đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long...). Tính vị và tác dụng: cây có vị đắng tính mát, hạ đờm, thông khí, tiêu viêm, trừ giun. Công dụng: nhân dân dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn. Lá còn dùng làm thuốc trị giun, phối hợp với bông trang đỏ tán bột cuốn như điếu thuốc để hút trị mũi có mủ. Ở Ấn Độ dùng rễ làm thuốc trị hen suyễn, ho và lao hạch. Nhựa cây dùng trị đau khớp do giang mai. Dịch lá trộn với sữa làm thuốc đắp trị phát ban do nấm và bệnh chốc lở. Một số bài thuốc: Thường xuyên viêm họng, sốt, viêm amidal, đờm nhiều vướng cổ: lá, hoa chỉ thiên 10g, lá bướm bạc 10g, hạt núc nác 2g. Nấu với 1 lít nước giữ sôi 15 phút để nguội uống thay trà trong ngày, dùng 1 - 10 ngày. Trẻ em 1/2 - 1/3 liều. Viêm loét dạ dày mãn tính: thường nóng rát thượng vị, đói no đều đau, có người dùng nhiều loại thuốc Đông Tây nhiều năm đều không bớt. Cây chỉ thiên 20g nấu nước uống hàng ngày, thường sau 3 - 5 ngày thấy dễ chịu, giảm đau. Dùng liên tục 30 ngày. Cần chú ý: điều trị loét dạ dày nên ăn đúng bữa, không dùng chất kích thích, cay nóng, tránh làm nặng, thức khuya để mau khỏi bệnh. Chữa bệnh gà khò khè khi thay đổi thời tiết hoặc gà đá bị tổn thương: lấy 3 -5 lá chỉ thiên vò nát cho ăn, ngày 1 - 3 lần. Bài thuốc này đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ. Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/20110427102...m-tieu-dom.htm

Bí kíp chữa ho bằng nghệ tươi

Bí kíp chữa ho bằng nghệ tươi July 7, 2013 Mẹo Hay Chữa Bệnh 30 meo chua ho Bí kíp chữa ho bằng nghệ tươi Dưới đây là một số công thức chữa bệnh giúp bạn và người thân có thể áp dụng chữa trị trong cuộc sống hàng ngày nhé! Để chữa ho, bạn có thể dùng nghệ tươi để điều trị. Lấy củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6 -7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Ba nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Nếu dùng luôn cả xác thì càng tốt “Đặc sản” vùng quê Khoai lang là loại rau dễ trồng, có ở khắp các vùng quê. Loại rau này tuy dân dã nhưng ăn rất ngon và bùi. Với nhiều lợi ích: mát, bổ, tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc nên nhiều người gọi rau khoai lang là “sâm nam”. Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng rất hay. Người bệnh tiểu đường thường xuyên dùng món rau lang luộc cũng tốt vì chúng cũng có đặc tính giảm đường huyết. Cần tây rất tốt cho sức khỏe Đông y cho rằng: Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch,… có thể phòng và chống được nhiều loại bệnh. Trong cần tây chứa nhiều axit amin tự do, tinh dầu, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Loại rau này cũng chứa nhiều vi lượng muối vô cơ, cung cấp khoáng chất sắt, kẽm… do vậy mà thích hợp dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. http://www.caythuoc.vn/bi-kip-chua-ho-bang-nghe-tuoi.html

Monday, September 23, 2013

Trị rắn, rết cắn và cá trê đâm

Sầu đâu Sầu đâu - Azadirachta indica Juss f., sau dat, phukhicothai Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc Sầu đâu - Azadirachta indica Juss f., thuộc họ Xoan - Meliaceae. Mô tả: Cây gỗ cao 10-15m. Lá mọc so le, dài 20-30cm, một lần kép gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối, nhẵn, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù. Chuỳ hoa ở nách lá và ngắn hơn lá, gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm, màu trắng, cao 5-6mm; dài có lông, nhị 10, đầu nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng dễ vỡ và một hạt hoá gỗ; thịt quả khi chín màu đen. Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, lá, hoa, quả, hạt và gôm Cortex, Cortex Radicis, Folium, Flos, Fructus, Semen et Gummis Azadirachtae Indicae. Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và cũng thường được trồng. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng. Thu hái các bộ phận cây quanh năm. Vào tháng 2-3, có lá non và hoa. Thành phần hoá học: Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và acid margosic. Hạt chứa tới 4,5% dầu, dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin; nimbidin là hoạt chất chứa sulfur. Cụm hoa chứa một glucosid nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimbecetin và acid béo. Hoa chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng. Quả chứa một chất đắng bakayamin. Vỏ thân chứa 0,04% nimbin, 0,001% nimbinin và 0,4% nimbidin, 0,02% tinh dầu. Rễ cũng chứa chất đắng. Trong phân tử của chất đắng nimbin, có một acetoxy, một lacton, một ester, một methoxy và một nhóm aldehyd. Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây (lá, hoa, vỏ) đều có vị đắng, tính mát. Vỏ có tác dụng bổ đắng, làm săn da, hạ sốt, trừ sốt rét. Vỏ rễ và quả non cũng có tác dụng bổ, hạ sốt, gây chuyển hoá. Lá làm tan sưng, tiêu độc, sát trùng; nước sắc lá cũng có tác dụng kháng sinh sát trùng. Hoa khô có tác dụng bổ, lợi tiêu hoá, lọc máu. Quả xổ, làm dịu và trừ giun; hạt cũng sát trùng. Dầu hạt kích thích, kháng sinh và gây chuyển hoá. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ được dùng trị sốt rét, sốt rét vàng da; vỏ rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị Thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt dầu được dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt. Cách dùng: Ðể trị sốt sét cơn, dùng vỏ thân gã giập 10g và 100ml nước, đun còn một nửa. Dùng liều 30-60g đối với người lớn, 10-20g đối với trẻ em. Bột vỏ dùng với liều 0,3-0,6g. Tiện lợi hơn là dùng cồn thuốc 200g vỏ, 500ml rượu 90o, ngâm trong 8 ngày rồi cho thêm nước cất nhiều gấp đôi vào, hằng ngày dùng 1-2 thìa cà phê, trẻ em 1 thìa, liên tục trong một tuần làm thuốc lọc mát. Lá dùng dưới dạng cồn thuốc hay dầu thuốc. Ðể dùng xoa bóp, lấy 100g lá tươi giã giập cho vào 1 lít cồn công nghiệp, hoặc 500ml cồn 90o, ngâm trong 10 ngày. Loại thứ 2, nếu cho thêm nước vào, có thể dùng uống khai vị, mỗi lần 1/2 thìa con. Ðể xoa bóp đau nhức và trị bệnh ngoài da, dùng 100g lá ngâm vào 100g cồn 90o trong 24 giờ, rồi thêm dầu Dừa, chưng cách thuỷ trong 3 giờ, ta được dầu màu xanh lục. Ðơn thuốc: Trị rắn, rết cắn và cá trê đâm: Dùng lá Sầu đâu 1 nắm, đổ vào một chút muối quết cho nhừ, thêm vào chút nước, vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, xác đắp trên vết thương, giây lát hết nhức (Kinh nghiệm dân gian ở tỉnh An Giang). http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/saudau.htm

Thuốc trừ sâu từ thảo mộc

Thuốc trừ sâu từ thảo mộc (Cập nhật: 05-03-13) Thuốc trừ sâu từ thảo mộc Hệ thống nông nghiệp thâm canh đã giúp con người sản xuất thật nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu ngày càng cao do phát triển dân số toàn cầu. Nhưng sản xuất nông nghiệp thâm canh khiến con người buộc phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu bệnh hóa học tác động đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Do đó xu thế gần đây là chuyển từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học sang thảo mộc. Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng cây cỏ làm thuốc trừ sâu có từ lâu đời, phổ biến nhất là cây xoan Ấn Độ hay cây neem có tên khoa học Melia azedarach. Cây này gần giống cây xoan miền Bắc có tên khoa học là Melia Toosendam có lá, thân và quả xoan đều độc. Trong khi sầu đâu ở miền nam có tên khoa học là Azadirachta indica, lá có vị đắng thường ăn với khô cá lóc. Lá và hạt của cây xoan Ấn Độ có chất tetranortriterpen gây ngộ độc thần kinh trên người nên không ăn được. Cây có hoạt chất Azadirachtin được ly trích để diệt rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân trên lúa; bọ trĩ, rầy xanh trên trà; rệp sáp sâu tơ trên bắp cải; sâu xanh trên rau cải; nhện đỏ, sâu đục quả trên ớt; rệp, sâu xanh trên cải xanh; nhện đỏ trên ớt; sâu tơ trên bắp cải; rệp sáp trên thuốc lá; nhện đỏ trên hoa hồng; sâu xanh da láng trên đậu tương; rệp trên cà pháo... Dây thuốc cá (Derris elliptica) với hoat chất rotenone có công thức hóa học là C23 H22 O6 dùng để diệt cá tạp và các loại sâu như: sâu tơ, sâu xanh da láng, dòi đục lá, bọ trĩ trên dưa hấu; rệp đào trên thuốc lá; nhện đỏ trên cam; rầy xanh, bọ cánh tơ trên trà; sâu ăn hoa trên xoài. Tuy nhiên là một loại thuốc sát trùng mạnh và độc hại cho con người, đã được Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency) xếp vào loại hóa chất gây mầm bệnh ung thư. Nhưng cũng có trường hợp thuốc trừ sâu gốc thảo mộc lại là gia vị và dược phẩm như tỏi, lá lốt, gừng nghệ… Đối với cây dưa leo và dưa hấu, bọ tri có tên khoa học là Thrips palm là loại côn trùng phổ biến và gây hại nhiều nhất. Nó còn truyền bệnh khảm dưa (watermelon bud necrosis virus - WBNV). Để phòng trừ, nông dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh gốc lân hữu cơ như Dimethoate (với tên thương mại là Arriphos 40 EC, Bai 58 40 EC, Bi - 58 40 EC, Bian 40EC, 50EC, By 90 40 EC), Karate 2.5 EC để phun xịt dẫn đến côn trùng kháng thuốc, lưu tồn trong nông sản và ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học thấy tỏi có tác dụng xua đuổi, gây ngán chích hút và ức chế đẻ trứng của bọ tri. Tỏi được cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn, lược lấy nước trong, 3 kg tòi tươi cần 20 lít nước. Phun chỉ mình tỏi tươi không chỉ giết được 60-70% lượng bọ tri, nhưng nếu pha thêm thuốc trừ sâu như Kartodim 315EC hay Dimethoate 30 EC với liều lượng bằng phân nửa lượng khuyến cáo thì hiệu quả lên đến 90-95% và tỷ lệ tái nhiễm rất thấp (Burubai, W.. Etekpe, G. W; Ambah, B..; Angaye, P. E. 2011), Năng suất đậu trắng và đậu nành giảm đáng kể do côn trùng tấn công suốt từ xuống giống đến trái chín. Khi đậu còn nhỏ có sâu ăn lá, cà cào châu chấu (Grasshopper, Ootheca mutabilis ), sau đó đến sâu ăn bông, sâu đục trái, bọ xít hôi, bọ tri và nhện đỏ. Do đó để phòng trừ hiệu quả các loại côn trùng phá hại cần kếp hợp biện pháp canh tác, vật lý, hóa học và sinh học. Các hoạt động bắt cặp, đẻ trứng, phát triển và cắn phá của mỗi loại sâu hại diễn ra vào từng thời điểm khác nhau, việc hiểu rõ tập quán sinh sống phá hai của cần rất cần thiết để phun thuốc trừ sâu đạt hiệu quả cao. Sử dụng thuốc trừ sâu được nhiều nông dân chấp nhận nhưng bị chỉ trích gay gắt do không chỉ tăng chi phí mà còn ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe cộng đồng. Do đó các nghiên cứu về thuốc thảo mộc được sử dụng luân phiên với thuốc hóa học để tăng hiệu quả phòng trừ. Những loại thuốc thảo mộc thường có phổ tác dụng rộng, phân hũy sinh học, rẽ tiền, dễ tìm, áp dụng đơn giản do không sợ quá liều. Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn trùng, chúng được mua ở chợ, xay và pha trong nước với tỷ lệ 6 g/lít nước pha thêm 2 muổng dầu. Sau đó lước lấy nước trong pha một ít xà bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đuc bông và sâu đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng (Alphonsus Mbonu Oparaeke, 2010) Trên đậu trắng còn có bọ tri Megalurothrips ijostedti còn gây hại cây bông, đậu phộng. Ngoài thuốc trị bọ tri, người ta còn sử dụng tiêu đen, do trong tiêu có các chất như piperine, chavicine, myristicin (sarisan, safrole, elemeicin và 51-mono-sesquiterpenoid) có đặc tính diệt côn trùng được phân lập thành dạng tinh khiết để diệt côn trùng mà không ảnh hưởng đến người và gia súc. Tại các nước châu Phi nông dân lấy tiêu đen rang ở 80 oC trong 4 giờ để ổn định ẩm độ, sau đó đem xay pha với nước theo tỷ lệ 15% phun 4 tuần/ lần trị bọ tri rất hiệu quả (Alphonsus Mbonu Oparaeke, 2010). Trên cây nghệ Curcuma domestica có loại bọ trỉ Panchaetothrips indicus tấn công lá non, nước trích nồng độ 20% cây ngũ trảo Vitex negundo (tỷ lệ chết 87.34%), cây cúc hoa Chrysanthemum cinearifolium (80,67) và xoan Ấn Độ (77,67%) diệt bọ tri khá hiệu quả (R. Arutselvi; P. Ponmurugan; T. Bala Saravanan và R. Suresh 2012). Nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae gây hạt trên bông vải, đậu phộng, hoa hồng cũng được phòng trừ từ cây hạt cỏ mạch đen Lolium perenne (tỷ lệ chết 91,43%), cây cần độc Conium maculatum (tỷ lệ chết 96,18%), cây ngải cứu Anthemis vulgaris (tỷ lệ chết 2,37%), cây rau muối Chenopodium album (tỷ lệ chết 96.99%) có hiệu quả hơn azadirachtin của cây xoan Ấn Độ (tỷ lệ chết chỉ có 46.66%) (Dürdane Yanar, Izzet Kadıolu và Ayhan Gökçe, 2011 Rầy xanh 2 chấm Amrasca biguttula và bọ trỉ Thrips tabaci là 2 đối tượng dịch hại trên cây bông vải, ngay cả giống mang gene Bt. Qua thử nghiệm dầu hạt chanh , nước trích lá cây xoan Azadirachta indica, dầu hạt và nước trích lá xoan Ấn Độ Melia azedarach, lá khổ qua (mướp đắng Momordica charantia). Đối với rầy xanh 2 chấm dầu chanh có hiệu quả nhất (tỷ lệ chết 55,24% sau khi phun 24 giờ), tiếp theo đó là dầu xoan Ấn Độ (48,5%), xoan ta (53,5%), mướp đắng (54,32%). Riêng bọ trỉ, cây xoan ta có hiệu quả nhất (38% sau 24 giờ, kế đến là dầu và lá xoan Ấn Độ (39,99 và 37,74%) Bọ trỉ và nhện đỏ trên các loại cây trồng rất khó phòng trị do cần có loại thuốc trừ sâu đặc trị và tính kháng thuốc rất cao. Những cây rau và gia vị như tỏi, tiêu, xoan,khổ qua… rất phổ biến trong dân gian và được các công ty dược phẩm điều chê nhiều loại thuốc trị bệnh cho người. Do đó trong thời gian tới cần nghiên cứu chế tạo thuốc trừ sâu thảo mộc cho chương trình sản xuất nông sản hữu cơ và GAP do chúng an toàn và thân thiện với môi trường. Tài liệu tham khảo Burubai, W.. Etekpe, G. W; Ambah, B..; Angaye, P. E. 2011 Combination of Garlic Extract and Some Organophosphate Insecticides in Controlling Thrips (Thrips palmi) Pest in Watermelon Management Isirima Chekwa, Ben; Umesi Ndubuisi; và Nnah Maxwell B, 2010. Comparative Studies On Effects Of Garlic (Allium Sativum) And Ginger (Zingiber Officinale) Extracts On Cowpea Insects Pest Attack. World Rural Observations 2010, 2(2) Alphonsus Mbonu Oparaeke, 2010. The Sensitivity of Flower Bud Thrips, Megalurothrips sjostedti Tr ybom ( Thysanoptera: Thripidae), on Cowpea to Three Concentrations and Spraying Schedules of Piper guineense Schum. & Thonn. Extracts R. Arutselvi; P. Ponmurugan; T. Bala Saravanan và R. Suresh 2012 Formulation of natural insecticides against Panchaetothrips indicus Bagnall in Curcuma longa L. leaves of PTS and Erode varieties. JBiopest, 5 (Supplimentary): 77-81 (2012) Dürdane Yanar, Izzet Kadıolu and Ayhan Gökçe, 2011. Acaricidal effects of different plant parts extracts on two-spotted spider mite (Tetranychus urticae Koch). African Journal of Biotechnology Vol. 10(55), pp. 11745-11750, 21 September, 2011 Nguyễn Phước Tuyên Sở Nông nghiệp & PTNT http://bannhanong.vn/danhmuc/Mw==/baiviet/Thuoc-tru-sau-tu-thao-moc/MjUzMg==/index.bnn

lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Sầu Đâu Xem kết quả: / 19 Bình thườngTuyệt vời Vỏ được dùng để trị sốt rét, vàng da, rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non, dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt. Sầu đâu (Phía Nam) Tên khoa học: Azdirachta indica Juss, f. Họ Xoan (MELIACEAE) Cây gỗ cao 10-15m, lá mọc so le dài 20-30cm, một lần kép lông chim gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối nhau, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù. Cụm hoa: cờ ở kẽ lá, ngắn hơn lá gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm màu trắng, cao 5-6m, dài có lông,10 nhị, núm nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng để đỡ và một hạt hoá gỗ. Thịt quả khi chính màu đen. Vỏ thân, vỏ rễ, lá hoa, quả, hạt và gôm đều được dùng làm thuốc. Cây mọc hoang và cũng thường được trồng ở lục tỉnh để lấy lá và hoa ở Hà Tiên, Châu Đốc, Cà Ná. Trộn gỏi: đắng (margosin) song ăn mát, bổ, hạ nhiệt; trị sưng, chống kinh, hạt chống viêm loét bao tử, trị phong thấp, vỏ dùng ngừa thai. Hạt chứa nhiều azdiractin - một chất chống côn trùng hữu hiệu. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng. Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và axit margosic. Hạt chứa tới 4,5% dầu; dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là hoạt chất chứa sunfua. Cụm hoa chứa một glucozit nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimberetin và axit béo. Hoa chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng. Quả chứa một chất đắng bakayamin. Vỏ thân chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin; 0.02% tinh dầu. Rễ cũng chứa chất đắng. Trong phân tử của chất đắng mimbin có một acetoxy, một lacton, một ester, một methoxy và một nhóm aldehyt. Vỏ được dùng để trị sốt rét, vàng da, rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non, dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt. Sầu đâu (Phía Bắc) Tên khoa học: Melia azedarach L. họ : Xoan MELIACEAE Cây gỗ cao 7-10m, lá kép 2 lần hình lông chim lẻ, mọc so le. Lá chét dài 7-8cm, rộng 2-3cm, mép khứa răng cưa không đều, lá rụng vào mùa đông. Cụm hoa là một xim 2 ngả ở kẽ lá mang nhiều hoa nhỏ đều, lưỡng tính, cánh hoa màu hồng nhạt ở phía trong màu tím nhạt ở phía ngoài. 10 nhị dính liền nhau thành ống. Quả hạch gần hình cầu mà ta vẫn gọi là hình trái xoan. Vỏ đũa nhẵn khi non màu xanh, khi chín màu vàng. Cây mọc hoang và được trồng để lấy gỗ. Trong vỏ thân và vỏ rễ chứa một alcaloit gọi là margozin. Trong quả có alcaloit là azaridin. Người ta dùng vỏ Xoan để trị giun đũa. Tuy thuốc có tác dụng làm ra giun nhưng với liều gần liều độc cho nên dễ bị ngộ độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do dùng vỏ Xoan để tẩy giun. Cẩn thận khi dùng. GS Vũ Văn Chuyên Theo - caythuocquy.info.vn http://www.thegioithaoduoc.com/cay-thuoc-khac/376-kham-pha-cong-dung-chua-benh-cua-cay-sau-dau.html

Võ Quang Yến SẦU ĐÂU, SẦU ĐÔNG, CÂY THUỐC TRỊ BÁ CHỨNG

Võ Quang Yến SẦU ĐÂU, SẦU ĐÔNG, CÂY THUỐC TRỊ BÁ CHỨNG 02.01.2012 Để lại phản hồi Cây sầu đâu Cây sầu đâu được các nhà khảo cứu Ấn Độ và Pakistan chú ý trước tiên và rất nhiều vì nó đã được kê khai vào những môn thuốc cổ truyền các nước ấy. Có tác dụng trong lãnh vực chống viêm, kháng vi khuẩn, kích thích miễn dịch, nó được tôn vinh là “cây dược phẩm trong làng” (2). Thật ra cây sầu đâu mọc ở nhiều nơi, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, từ châu Á qua châu Phi, đặc biệt ở Nigeria. Vào thập niên 30, máy móc phân tích chưa tinh vi, công thức các hóa chất chưa được biết rõ ràng. * * * Sương chiều phủ kín chân không, Cuối thu hoa nở sầu đông muộn màng, Lòng nghe sao quá bẻ bàng, Sợ mùa đông đến hoa tàn sầu đông. (Nguyễn Cơ – hoathonhac.blogspot.com) SẦU ĐÂU, SẦU ĐÔNG, CÂY THUỐC TRỊ BÁ CHỨNG Sầu đâu là một cây quen thuộc ở Việt Nam. Nó mọc ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, trên đồi núi cùng suốt miền đồng bằng. Ông cha ta đã từng hái lá bỏ vào chum vại để trừ sâu, nấu nước tắm súc vật, sắc thuốc từ vỏ thân, vỏ rễ, hột, lá để tẩy giun, diệt trùng, chữa bệnh ngoài da hay viêm âm đạo. Tuy đã được dùng từ lâu trong hệ thống Ayurvedic bên Ấn Độ, trình bày trong các sách y khoa Phạn tự thời xưa như Susrutasanhita, được thế giới chú ý từ hơn một nửa thế kỹ nay, mãi đến gần đây nó mới được các phòng thí nghiệm, các hãng kỹ nghệ khảo cứu sâu rộng để khai thác những hoạt chất độc đáo của nó. Một số lớn luận án tiến sĩ, các văn bằng sáng chế đã nghiên cứu cặn kẽ cấu trúc, thành phần hóa học cùng những tính chất dược lý của những hoạt chất ấy. Không hiếm những bản tổng kết đăng ở các báo và những sách chuyên môn xuất bản riêng biệt gom góp những kết quả đạt được. Các nhà khảo cứu còn tổ chức nhiều hội nghị quốc gia như bên Ấn Độ hay quốc tế : Rottach Egern (1980), Rauisch Holzhausen (1983), Eschborn (1984) Sofia (1985), Nairobi (1986),… để trình bày, trao đổi, thảo luận về những cơ chế tổng hợp hay tác dụng của những hoạt chất lên các cơ quan sinh vật. Năm 1995, cả một bộ sách dày hàng trăm trang gồm hàng chục chương đi vào chi tiết của mọi lãnh vực khảo cứu (1). Trong rất lâu, vấn đề danh từ chưa được thống nhất. Tên các hóa chất được đặt ra rất hỗn độn, không theo một hệ thống hay một trật tự nào. Ở Việt Nam ta ngay cả tên cây cũng chưa được định nghĩa rõ ràng. Cuốn Tự điển Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội (Hà Nội 1994, tr.824) chưa phân biệt cây xoan và cây sầu đâu. Ở Huế cũng như ở miền Nam tên còn được thi vị hóa thành sầu đông. « Hoa sầu đông nở trắng, Hương xuân thầm lan xa. Nghe tháng giêng Đông Hà, Lên màu hoa tím nhạt » (Võ Quê). Trong cuốn Cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (Hà Nội 1990, tr.97, 263), cũng như trong các cuốn Thuốc trị bệnh từ cây cỏ hoang dại của Lê Quý Ngưu và Trần Như Đức, Nxb Thuận Hóa (Huế 1995, tr.394), Les plantes médicinales au Vietnam của ACCT (Paris 1990, tr.151), cả hai tên xoan và sầu đâu (hay sầu đau) đều được đặt cho cây Melia azedarach. Xin tạm gác một bên những tên xoan rừng, sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột dành cho cây Brucea javanica (Linn.) Merr. thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae và tên sadao hay sầu đâu Thái Lan đặt cho cây Azadirachta indica siamensis. Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong cuốn Cây cỏ Việt Nam (Montréal 1992, Q.II, t.1, tr.487) sầu đâu là Azadirachta indica Juss., sầu đâu cao là Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs, còn xoan là Melia azedarach L., xoan đào là Melia azedarach cultivar tosendam, tất cả thuộc họ Xoan Meliaceae. Trong sách Những cây thuốc thông thường, Nxb Đồng Tháp (Sa Đéc 1987, tr. 265) Võ Văn Chi cũng gọi Azadirachta indica là sầu đâu, còn thêm tên xoan đào. Sau cùng, Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (Hà Nội 1986, tr.181,1147) thì cho sầu đâu là Melia azedarach, thêm vào các tên xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên,… Sau đó ông phân biệt Melia azedarach hay Melia indica là xoan Ấn Độ, còn Melia toosendam là xoan Tứ Xuyên hay xoan Tây Bắc. Kiểm điểm những cách gọi vừa thấy, dựa lên đề nghị của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, trong khi chờ đợi ý kiến của các nhà thảo mộc, xin tạm thời thống nhất các tên : * Sầu đâu là Azadirachta indica A.Juss. Người Ấn Độ trước kia đặt tên bakayan khác với nim (hay neem ) từ chữ phạn mahanimba. Người Telugu có tên vepa. Âu Mỹ dùng danh từ china berry, china tree, neem tree hay margosa. Vì vậy hóa chất có những tên bakayanic acid, neobakayanin,… nimbin, nimbinon, nimbinal,… margosa, margocin, margoson, .. azadirachtin, azadirachtol, azadirachion,… vepaol. * Xoan hay xoan Ấn Độ là Melia azedarach Linn. Người Ấn Độ gọi nó là djharek, còn Âu Mỹ thì có tên berry tree, có khi cũng gọi china berry. * Xoan Tứ Xuyên là Melia Toosendam Sieb. et Zucc. Cây neem bên Miến Điện Cây sầu đâu được các nhà khảo cứu Ấn Độ và Pakistan chú ý trước tiên và rất nhiều vì nó đã được kê khai vào những môn thuốc cổ truyền các nước ấy. Có tác dụng trong lãnh vực chống viêm, kháng vi khuẩn, kích thích miễn dịch, nó được tôn vinh là “cây dược phẩm trong làng” (2). Thật ra cây sầu đâu mọc ở nhiều nơi, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, từ châu Á qua châu Phi, đặc biệt ở Nigeria. Vào thập niên 30, máy móc phân tích chưa tinh vi, công thức các hóa chất chưa được biết rõ ràng. Khảo cứu có hệ thống chỉ bắt đầu với những công tác của S. Siddiqui ở Viện Đại học Karachi (Pakistan) từ những năm đầu thập niên 40. Hoạt chất nằm trong đủ mọi bộ phận của cây, từ hoa, lá, trái, hột qua thân, nhựa, cành, rễ. Ứng dụng của chúng bao gồm các lãnh vực canh nông, y khoa và ngay cả chút ít kỹ nghệ : bảo vệ mùa màng, chữa đủ thứ bệnh, chế tạo kính men. Việc khảo cứu tính chất trừ khử sâu bệnh đã được tăng gia những năm gần đây, mỗi năm hàng chục bản báo cáo trình bày tác dụng các hoạt chất của cây lên các loài sâu bọ. Hoạt chất được chiết xuất nhiều nhất là từ trái cây, phần lớn ở những trái chín tươi. Nhiều liều thuốc dùng ngay phần chiết thô. Một số lớn hóa chất được chiết từ hột, trung bình trọng lượng chiếm 10% của trái. Nhiều nghiên cứu chỉ cách ép hột ra dầu (thường được gọi neem oil, 45%) rồi mới chiết xuất từ dầu. Dung môi thường được dùng là rượu (methanol, ethanol), aceton, ether, ether dầu hỏa, chloroform, … và nước. Cũng có phương pháp tách từ dầu ra một chất đắng vô định hình (25%) cống hiến hoá chất qua các phép rửa, lọc, làm ròng. Hóa chất quan trọng đầu tiên được chiết ra là azadirachtin hay ấn khổ luyện tử tố. J.H. Butterworth và D.E. Morgan ở Viện Đại học Keele bên Anh ngâm hột sầu đâu trong ethanol rồi dùng phép sắc ký trên alumin tách ra một chật vô định hình. Sau nhiều lần lọc qua sắc ký lớp mỏng và cho tan hòa trong carbon tetrahydrochlorid, azadirachtin kết tinh thành bột, năng suất 0,7g /kg. Nhưng muốn có azadirachtin thật ròng (hơn 99%) thì phải cho nó qua máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Azadirachtin ròng cần thiết để xác định cấu trúc của nó qua các phương pháp cọng hưởng từ hạt nhân NMR, quan tuyến X, phối ký MS, đánh dứt một cuộc thảo luận giữa K. Nakanishi, W . Kraus và H.B. Broughton trong gần 15 năm sau 1975. Ngày nay, nhiều azadirachtin đồng vị đã được chiết xuất : loại A và B có nhiều nhất, C và D chỉ có ít. Dùng phép HPLC thì đồng thời với các azadirachtin kia, những nimbin, nimbolid, ohchinolid, deacetynimbin, azadiradion, salanin, ba azadirachtin H, I, K cùng hydroxy norazadirachtin cũng được chiết ra. Sau azadirachtin, phân tử được kảo cứu cặn kẽ nhất về cấu trúc là nimbin. Azadirachtin và các hoạt chất khác của cây đã được thử nghiệm lên nhiều loại sâu bọ, từ châu chấu, bọ hung qua dế mèn, sâu đậu, sâu lúa,… Tác dụng đầu tiên của là xua đuổi hoặc ngừa ăn trước khi sâu bọ cắn vào lúa, đậu hay trái cây. Nếu lỡ ăn vào thì một loạt phản ứng khác tác dụng lên nền sinh lý thần kinh và cơ thể chúng chẳng hạn để dừng chậm hay ngăn chặn quá trình biến thái của nhộng trần. Cả bốn azadiractin đều có tác động tương tự lên sâu đậu và bọ hung. Một phần các bản báo cáo chỉ định rõ ràng các hoạt chất, một phần cho biết là một phần chiết nhưng không biết từ bộ phận nào của cây hay trình bày qua một tên thương mãi : Margocide OK, CK, Neem-Azal, RB-a, RB-b, hoặc Margosan-O, Azatin, RH-99099, Neem PTI-EC4, NSE,… Trong y khoa, nhờ cống hiến chất bổ, làm se nên vỏ cây được dùng khi buồn nôn, oẹ mửa (16), để chữa tăng tiết dạ dày, loét thực quản, loét tá tràng (24). Phần chiết của hột có tác động lên tinh trùng nên được dùng ngừa thai (19). Lá dùng để chữa bệnh vàng da, đau gan, eczema (7). Hoạt chất diệt trùng, chống viêm thường được chỉ định trong phần chiết : nimbolid, nimbidin và nimbic acid trong hột, polysaccharid, nimbionon và nimbionol trong vỏ, alkenal, methylbutenol, flavanol glycosid trong lá, amin acid trong lá và vỏ. Nimbonon và nimbinol đã được đem thử với các vi khuẩn Gram dương như Bacillus subtilis, Staphylococcus epidermicis, S. aureus, và các vi khuẩn Gram âm như Klebsiella ozaen cùng khác vi khuẩn S. citreus, Streptococcus lactis, Acinetobacter calcoaceticus (15). Bên phần nimbolid thì tác dụng rất mạnh lên S. aureus, S. coagulase cũng như nimbic acid lên S. aureus, B. subtilis, S. coagulase và Diphtheroidae (9). Tính chất gây kháng thể (18), chữa loét, khối u (12,18), giảm hạ đường trong máu (23) đã được đề cập đến. Một tính chất cũng khá quan trọng là diệt muỗi, chữa trị sốt rét. Chiết từ lá, isonimbocinolid đã được thử lên Aedes aegypti (11), alcan Me(CH2)nMe (n = 16,17,24,32) lên Culex pipiens fatigans (8). Chiết từ hột, dipropyl disulphid diệt muỗi Aedes aegypti. Những chất có lưu huỳnh đóng vai trò trong việc xua đuổi không những muỗi mà còn các loài sâu bọ khác như sâu thuốc lá Heliothis virescens, sâu lúa mì H. zea (14). Gedium cũng là một chất chống sốt rét hiệu nghiệm (17). Một tính chất đã từng được biết ở nước ta là dầu sầu đâu không kích thích da (20) nên phần chiết từ hoa, lá, cành, rễ đã được pha trộn với nhiều chất khác để làm thuốc bảo vệ da (4,5), xà phòng liệu pháp (21), xà phòng chữa nấm da (22). Phần chiết từ hột được dùng để chữa da đầu, bảo dưỡng tóc, phòng ngừa tóc rụng (6). Còn phần chiết từ lá, gỗ, vỏ, thân pha với ethanol 90% thì được dùng trong việc phòng ngừa và chữa trị viêm lợi, viêm khớp răng (3). Qua một lãnh vực khác, tro gỗ thân cây được dùng trong kỹ nghệ đồ gốm : nhờ kích thước đúng mức, bản chất vô định hình, do đó khả năng phản ứng lớn, người ta đã đem nó thay thế calcite trong việc chế tạo kính, men phải nung lên đến 1250 độ. Hoa sầu đâu Sau cùng, còn có một bộ phận của cây ít được nói đến là hoa. « Rồi mỗi sớm mai, khi Sầu Đông bắt đầu nở hoa đón chào một ngày mới thì cả không gian lúc ấy được bao trùm bởi một mùi hương dìu dịu làm say đắm ngất ngây lòng người. Thời gian xuất hiện và tồn tại của hoa tuy thật ngắn, chỉ thoáng chớp trong vài ngày, thì màu hoa Sầu Đông đã bước vào độ tàn và chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thôi, là rồi những bông hoa cánh mỏng lại bắt đầu rụng rơi lả tả, vương đầy cả khắp những lối đi về. Cũng mãi chung thủy với sắc màu tim tím, biêng biếc ấy, nhưng khơi gợi biết bao nỗi niềm cho lòng xót xa bùi ngùi thương cảm, như hoài mong tiếc nuối những gì của ngày đã qua, đã rời xa mãi mà không bao giờ quay trở lại. Nhưng thật kỳ lạ thay, mùi hương dìu dịu ngọt lịm của hoa Sầu Đông cứ thơm mãi, vương vấn lên làn tóc của người con gái năm nào, níu kéo bước chân ai mỗi khi ngơ ngẩn, rồi lặng yên mãi cứ đứng ngắm nhìn. Xa quê thì lòng người luôn nhớ về nơi chốn cũ. Nơi Sài thành phố thị phồn hoa, tìm mãi cũng đâu thấy được loài hoa này… Để khi Thu sang Đông qua và Xuân tới rồi Hè về. Cứ chập chùng mê mãi trong qui luật vần xoay của tạo hóa, của đất trời và của cả dòng thời gian trôi. Bỗng nhớ về màu hoa tím biếc thuở nào của năm cũ. Biết tìm đâu màu tim tím của hoa sầu đâu? Bất chợt nhớ, bất chợt mong, Sầu Đông mênh mông trong cõi lòng…» (Thanh Ly). Hoa đẹp như vậy nhưng không chỉ để ngắm. Nó đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực. Nụ hoa cũng như lá non được dùng để làm rau ăn với thịt heo ba chỉ, tôm thẻ luột, cá lóc nướng. Nụ hoa và lá phải nhúng qua nước sôi cho bớt đắng, thêm vào dưa leo, cà chua, xoài xanh. Ở Miền Tây nước ta và Campuchia, hoa nở vào cuối năm là một đặc sản thường được dùng để làm gỏi sầu đâu, một món ăn bài thuốc lưu truyền trong dân gian. Hoa tước bỏ xơ cùng với với khô (khô mực, khô cá – cá lóc, cá trê, cá sặc -, khô nai) được trộn với chung với củ cải, dưa leo bào mỏng và nước mắm. Vị đắng của hoa tương tự như mướp đắng, mang tính trầm, gây ra một cảm giác ngọt trên đầu lưỡi. Người ta tin món gỏi lạ miệng ăn ngon nầy, vừa béo vừa thơm, còn có tác dụng mát gan, giải độc, chữa táo bón. Như vậy, từ canh nông, y khoa, qua kỹ nghệ, ẩm thực, cây sầu đâu đã đóng góp đắc lực. Tạo hóa đã khéo tổng hợp, chỉ trong một cây mà không biết bao nhiêu là hóa chất : cây sầu đâu thật là một nhà máy hóa học tinh vi mà chưa có một thực hiện nào của con người có thể sánh được. Đặc biệt, trong số các hóa chất tự nó chế tạo ra, azadirachtin cũng như salanin, nimbin, deacetylnimbin đã từng được lập công thức thành thuốc trừ sâu bọ, bảo vệ mùa màng, hoa quả (10), bên cạnh các chất thuốc khử trùng, chống viêm, chữa loét, khối u, diệt muỗi, chữa trị sốt rét, bao dưỡng da, tóc, phòng ngừa thụ thai,… để chỉ kể một số ứng dụng thường gặp. Thật đúng là “cây dược phẩm trong làng”. Và cũng dễ hiểu khi thấy những hãng thuốc Hoa Kỳ muốn ghi văn bằng đoạt chiếm một tài nguyên quí báu như vậy, dân nhiều nước nhất là Á châu, đứng hàng đầu là Ấn Độ, lên tiếng phản đối. Nước ta chú trọng về canh nông, bị nhiều bệnh nhiệt đới hoành hành, không thể không kiếm cách khai thác một tài nguyên có một không hai như cây sầu đâu. Thông tin khoa học và Công nghệ 3 (1996) 3-24 (có sửa chữa và bổ sung) Tham khảo 1- Neem tree, Azadirachta indica A. Juss. Others meliaceous plants, Schmutterer Helmut Ed., VCH (Weiheim, Đức 1995) 2- Le neem ou arbre-pharmacie du village, Nutranews (10) (2004) 20-23 3- Keimiat G.m.b.H., Dental care compositions from Azadirachta indica, Brit. 1,314,136 (1973) 3 tr. 4- H. Sawanobori, H. Tanaka, K. Saito, Y. Takeuchi, S. Shirasawa, S. Saito, Melia azedarach extracts for skin cosmetics, Japan 77 28,853 (1977) 2 tr. 5- H. Sawanobori, H. Tanaka, K. Saito, Y. Takeuchi, S. Shirasawa, S. Saito, Melia azedarach extracts for skin cosmetics, Japan 77 28,854 (1977) 2 tr. 6- A. Latif, Formulation for treating hair, Brit. UK Pat. Appl. 2,000,971 (1979) 2 tr. 7- S. Siddiqui, B.S. Siddiqui, S. Faizi, T. Mahmood, Isolation of tetranortriterpenoid from Azadirachta indica Phytochem. (12) 23 (1984) 2899-901 8- S.R. Lange, Chemistry of alkanes separed from leaves of Azadirachta indica and their larcival insecticidal activity against mosquitoes, Schriftenr. GTZ (1984) 161 (Nat. Pestic. Neem Tree Other Top. Plants) 59-65 9- W. Rojapano, S. Suwanno, S. Somjaree, T. Glinsukon, Y. Thebtaranont, Mutagenic and antibacterial testing of nimbolide and nimbic acid, J. Sci. Soc. Thailand (4) 11 (1985) 177-81 10- K. Feuerhake, H. Schmutterer, Development of a standardized and formulated insecticide from a crude neem kernel extract, Z. Pflanzenkrankh. Pflanzenschutz (6) 92 (1985) 643-9 11- S. Siddiqui, S. Faizi, T. Mahmood, B.S. Siddiqui, Isolation of a new tetranortriterpenoid from Azadirachta indica Juss (Meliaceae), Heterocycles (5) 24 (1986) 1319-24 12- S. Siddiqui, S. Faizi, T. Mahmood, B.S. Siddiqui, Two new insect growth regulator meliacins from Azadirachta indica A. Juss (Meliaceae), J. Chem.Soc. Perkin Trans 1 (1986) 1021-5 13- C. Nishimura, Y. Kumazawa, S. Yamamoto, M. Shimizu, Y. Tamura, T. Normura, Polysaccharides as enhancers of antibody formation, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 62,167,729 (1987) 6 tr. 14- M.F. Balandrin , S.M. Lee, J.A. Klocke, Biological active volatile organosulfur compounds from seeds of the neem tree, Azadirachra indica (Meliaceae), J. Agric. Food Chem. (5) 36 (1988) 1048-54 15- S. Siddiqui, I. Ara, S. Faizi, T. Mahmood, B.S. Siddiqui, Phenolic tricyclic diterpenoids from the bark of Azadirachta indica, Phytochem. (12) 27 (1988) 3903-7 16- I. Ara, B.S. Siddiqui, S. Faizi, S. Siddiqui, Structurally novel diterpenoid constituents from the stem bark of Azadirachta indica (Meliaceae), J. Chem. Soc Perkin Trans 1 (1989) 343-5 17- S.A. Khalid, H. Duddeck, M. Ganzalez-Sierra, Isolation and characterization of an antimalarial agent of the neem tree Azadirachta indica, J. Nat. Prod. (5) 52 (1989) 922-7 18- P.G.K. Kigodi, G. Blasko, Y. Thebtaranoth, J.M. Pezzuto, G.A. Cordell, Spectroscopic and biological investigation of nimbolide and 28-deoxonimbolide from Azadirachta indica, J. Nat. Prod. (6) 52 (1989) 1246-51 19- S. Garg, G. Doncel, S. Chabra, S.N. Upadhvay, G.P. Talwar, Synergetic spermicidal activity of neem seed extract, reetha saponins and quinine hydrochloride, Contraception, (2) 50 (1994) 185-90 20- S.K. Tandan, S. Gupta, S. Chandra, J. Lal, R. Singh, Safety evaluation of Azadirachta indica seed oil, a herbal wound dressing agent, Fitoterapia (1) 66 (1995) 69-72 21- Y. Li, Preparation of therapeutuc toilet containing margosa seed oil, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1297028 (2001) 5 tr. 22- Y. Li, Medical soap fortinea treatment containing margosa seed oil, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1297029 (2001) 5 tr. 23- A.S. Chauhan, K.B. Chalasani, S. Surapanini, S.K. Yandrapu, R. Kataram, G.M. Chary, P.V. Diwan, K.V. raghavan, Therapeutic/edible compositions comprising herbal ingredients and methods for treating hyperglycemia, U.S. Patent Appl. Publ. US 20030180399 (2003) 24- U. Bandyopadhyay, K. Biswas, A. Sengupta, P. Moitra, P. Dutta, D. Sarkar, P. Debnath, C.K. Ganguly, R .K. Banerjee, Clinical studies on the effect of neem (Azadirachta indica) bark extract on gastric secretion and gastroduodenal ulcer, Life Sci.(24) 75 (2004) 2867-78 http://khoahocnet.com/2012/01/02/vo-quang-y%E1%BA%BFn-s%E1%BA%A7u-dau-s%E1%BA%A7u-dong-cay-thu%E1%BB%91c-tr%E1%BB%8B-ba-ch%E1%BB%A9ng/

Thuốc quý trái nhàu

Thuốc quý trái nhàu Nhàu là cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp... Dân gian có kinh nghiệm dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường. Các nghiên cứu còn phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium là một nguyên tố vi lượng có tác dụng kháng ung thư. Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh. Chưa có nghiên cứu về lượng dùng quả nhàu cụ thể để chữa bệnh, song các nghiên cứu cho thấy nhàu không độc khi ăn, nên nếu có ăn nhiều cũng không sợ ngộ độc. Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì thế nên ăn sau bữa ăn (lúc no), không nên dùng khi còn đói có thể gây cồn cào ruột. Nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày trung bình 20 - 40g cho 2 lần. http://www.thaoduocquy.com/thao-duoc-khac/98-thuoc-quy-trai-nhau.html

TRÁI NHÀU CÁC THẢO DƯỢC CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG

TRÁI NHÀU CÁC THẢO DƯỢC CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG Việc lựa chọn thực phẩm tác động rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ con người. Từ xưa, các thầy thuốc đã chú tâm tìm kiếm những loại cây cỏ giúp đẩy lùi tuổi tác, khiến con người trẻ lâu hơn. Khoa học ngày nay chứng minh, một số loại thảo dược có khả năng đó. Lão hóa là một hiện tượng tự nhiên, không tránh được. Nhưng quá trình này rất khác nhau về thời gian và cách biểu hiện ở mỗi người. Có những người chưa nhiều tuổi nhưng cơ thể đã lão suy, lại có người sống đã lâu nhưng ,thân thể vẫn tráng kiện, tóc vẫn xanh. Bằng một lối sống tích cực và sử dụng thức ăn, dược phẩm hợp lý, con người có thể can thiệp vào quá trình lão hoá để nó đến chậm hơn. Trong kho tàng Đông dược có rất nhiều cây cỏ được xem là thuốc trường sinh, cải lão hoàn đồng, bao gồm: 1. Sâm: Có 5 loại là nhân sâm, sa sâm, huyền sâm, đan sâm và tử sâm; mỗi loại bổ cho một số tạng phủ. Danh y Đào Hoằng Cảnh (452-536) cho rằng nhân sâm có tác dụng an thần, giảm xúc động và hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thần, gia tăng trí năng, dùng lâu sẽ giúp tăng tuổi thọ. Lương y Tôn Tư Mạo (thế kỷ thứ 7) dùng nhân sâm để chữa chứng lãnh cảm hoặc hỗ trợ cho cô dâu bị thẹn thùng trong đêm tân hôn. Một cuốn kinh cổ Ấn Độ viết: "Nhân sâm làm nẩy mầm hạt giống mà người đàn ông gieo vào người đàn bà, để sinh ra đứa con trai có sức khỏe như bò mộng. Dược vật này đem đến cho con người sinh lực". 2. Hoa: Cánh hoa đào của mùa xuân sau khi rụng được dùng làm phấn dưỡng da. Hoa cúc giúp mát gan tiêu độc, tiêu những mầm mụn trên da. Hoa sen giúp an định thần kinh. Hoa hòe làm bền chắc thành mạch, tránh những mảng xơ vữa... 3. Trái cây: Tương truyền, Dương Quý Phi nhờ ăn quả lệ chi (vải)mà giữ được làn da đẹp và nhan sắc làm say lòng người. Nhiều loại trái cây là những vị thuốc không thể thiếu trong việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe như táo, sơn tra, bí đao, thanh trà, nhãn, mè... Từ những huyền thoại và kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định tác dụng chữa bệnh của nhiều loại thảo dược: 1. Trà: Trà xanh hay trà đen (trà ướp, trà tẩm) đều có tác dụng tốt cho sức khỏe khi dùng đều đặn mỗi ngày. Trà chứa các Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do là mầm mống gây hại đến các axit nhân của tế bào. Chính các gốc tự do này là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh tật mạn tính và sự lão hóa nhanh. 2. Nhân sâm: Có khả năng kích thích miễn dịch tế bào. Nó giúp cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch của các đại thực bào ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, có vai trò trong việc ngăn ngừa và điều trị các rối loạn đường hô hấp. Dịch chiết nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có tác dụng cải thiện tuần hoàn não và tác động tốt ở nhóm người lão hóa sớm. 3. Trái nhàu: Cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp các thuốc khác tăng thêm tính hiệu quả. Trong trái nhàu có serotonin, rất cần thiết cho hoạt động tế bào; nếu thiếu chất này, tế bào sẽ thoái hóa dần. 4. Các loại hạt: Lạc, đậu nành, rau xanh, hạt hướng dương, hạt bí, hạt mè... có nhiều vitamin E. Đây là chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể an toàn trước dịch cúm, giảm bớt tác hại của khói thuốc lá... 5. Các loại rau củ quả: Chứa những thành phần hợp chất hữu cơ như Flavon, vitamin C, vitamin E..., có tác dụng chống lão hóa tế bào, giúp tăng cường tuổi thọ và phòng chống các bệnh nội khoa mãn tính, ung thư... Tốt nhất là các loại rau quả có màu đậm như nho đỏ, nho đen, rau xanh, bí đỏ, củ dền, cà rốt, cà chua, hạt hướng dương... TS Nguyễn Thị Bay, Sức Khoẻ & Đời Sống Theo: www.ducquanam.com http://www.nhau.com.vn/site/tin-tuc/trai-nhau-mot-trong-so-cac-thao-duoc-cai-lao-hoan-dong_5571.html

RAU MÁ GIẢI ĐỘC DƯỠNG ÂM VÀ CHỐNG LÃO HOÁ

RAU MÁ GIẢI ĐỘC DƯỠNG ÂM VÀ CHỐNG LÃO HOÁ Lương y Võ Hà Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc , thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao,có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Mô tả. Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . . Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía. Thành phần. Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch tý lệ các các hoạt chất có thể sai biệt. Thành phần của rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K. Dược tính, công dụng. Nền y học cỗ truyền Trung quốc , Ấn Độ cũng như y học dân gian nước ta đều có truyền thống sử dụng rau má làm thuốc hoặc làm thức ăn từ lâu đời. Truyền thuyết Trung quốc có nói đến một võ sư Thái cực quyền tên là Lý thanh Vân sống thọ đến 256 tuổi một phần là do ông thường dùng món rau má. Srilanka cũng có chuyện kể về một vị vua nổi tiếng vào thế kỷ thứ 10 tên là Aruna cũng nhờ vào rau má mà có đủ sinh lực để sống với những 50 phi tần của ông! Những huyền thoại nầy có lẻ đã bắt nguồn từ giá trị dưỡng âm, chống lão hoá và làm tăng cường hệ miển dịch của những hoạt chất có trong rau má. Hiện nay, nhiều khu vực nói tiếng Anh còn lưu truyền câu tục ngữ khuyến khích dùng rau má “Two leaves a day keep old age away”(Dùng 2 lá một ngày sẽ giúp bạn xa lánh tuổi già). Trong Đông y rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen chế thành hoàn để làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy. Theo y học cỗ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh nầy, vi khuẩn dược bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao nầy để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu diệt chúng. Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến… Ở Ấn độ, rau má còn được gọi là Brahmi hàm nghĩa một loại dược thảo có thể giúp con người tiến đến sự hoà hợp với tâm thức vũ trụ (knowledge of the Supreme Reality). Do đó, rau má thường có trong khẩu phần ăn của những vị thiền sư, những nhà yogi, những nhà thông thái. Trên thực tế, rau má tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thắng tâm lý, tăng cường khả năng tập trung tư tưỡng và giúp cải thiện trí nhớ của người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ vào những dẫn xuất của chất Asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng thường được dùng trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới. Trong những năm gần đây, nhiều phương tiện thông tin đã phổ biến cách chữa bệnh thấp khớp mãn tính bằng cách ăn 2 lá rau má tươi mỗi ngày. Một chương trình phóng sự của đài truyền hình số 9 ở Sydney vào tháng 12/2003 cũng cho biết một số người ở Úc đã chữa khỏi bệnh thấp khớp bằng cách nầy. Phương pháp nầy phát xuất từ quyển sách “Arthritis and Paradoxycal Pennywort” (Bệnh thấp khớp và lá rau má) của ông Russ Maslen. Ông đã học được kinh nghiệm chữa bệnh nầy từ một nông dân ở Brunswick Valley vào khoảng năm 1989 khi ông đang tiến hành xây dựng và quản lý công viên bảo tồn di sản thiên nhiên ở vùng nầy. Sau đó chính ông đã hướng dẫn vợ ông tên là Beryl chữa khỏi chứng sưng đau các khớp xương ở bàn tay. Ông nói “Mỗi ngày chỉ cần nhai và nuốt 2 lá rau má liên tục , chỉ 2 lá chớ không phải một hay ba lá , thì một thời gian sau sẽ có thể chữa khỏi hoặc làm giảm bớt bệnh thấp khớp”. Đơn giản đến khó tin! Phải chăng hiệu quả chữa bệnh ở đây là do ảnh hưởng của rau má hoặc những dẫn xuất của nó trong tác dụng chống viêm, chống oxy hoá hoặc tăng cường hệ miển dịch của cơ thể? Hy vọng nhiều năm sau khoa học sẽ làm sáng tỏ điều nầy. Điều cần lưu ý trong việc dùng rau má để chữa bệnh thấp khớp là không được dùng quá liều lượng cần thiết. Dùng bao nhiêu lá phải nằm trong giới hạn dung nạp và chuyển hoá của Tỳ vị. Mặc dù rau má không độc nhưng lại có tính “hàn” nên có thể làm tăng tính “thấp” trong bệnh thấp khớp làm bệnh nặng thêm. Ngược lại, nếu chỉ dùng vài lá mỗi ngày, ai cũng có thể dùng và dùng lâu dài mà không sợ có phản ứng phụ. Một vài toa thuốc có sử dụng rau má. Toa căn bản. Toa căn bản ra đời vào khoảng năm 1950 do cụ Võ văn Hưng , một lương y giàu kinh nghiêm ở miền đông nam bộ soạn. Sau đó toa căn bản được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ hưởng ứng và khuyến khích sử dụng. Toa căn bản gồm 10 vị là toa thuốc rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỷ. Toa căn bản có đặc điểm là không có độc tính, dễ sử dụng, có tác dụng kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ theo tình trạng của người bệnh và điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc. Toa thuốc gồm: Rau má 8g, Rể tranh 8g, Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu 8g Cỏ mực 8g, Cam thảo nam 8g.Ké đầu ngựa 8g, Củ sả 4g, Gừng tươi 4g, Vỏ quít 4g. Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm. Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói. Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm. Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn. Thoái nhiệt đơn. Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh. Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Thuốc hạ huyết áp. Rể nhàu 16g, Rể kiến cò 12g, Lá tre l2g, Rể tranh 12g,Rể cỏ xước 12g, Rau má 16g, Lá dâu 12g Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày. Sốt xuất huyết. Rau má 20g, Cỏ mực 16g, Rau sam 16g, Đậu đen 16g. Sắc uống. Nước ép rau má. Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống. Lưu ý. Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn. http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh033.htm

Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”

Những bài thuốc quý từ Cây ổi sau nhà Lương y VÕ HÀ Chống mất nước, giữ ấm người và bảo vệ khí hoá của Tỳ Vị là những yêu cầu cơ bản của việc chữa tiêu chảy cấp. Nước sắc búp ổi và uống nước cháo gạo lức rang có thể đáp ứng tốt quá trình nầy. Ổi là một loại cây ăn quả quen thuộc. Hình ảnh “Cây ổi sau nhà” đã trở thành một biểu tượng đặc trưng cho miền quê Việt Nam. Cây ổi không chỉ che mát, tạo thêm nét đa dạng cho vườn cây ăn quả của gia đình mà còn là một nguồn dược liệu phong phú cho nhiều trường hợp cấp cứu khác nhau. Mô tả. Cây ổi còn được gọi là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi là mộ loại cây nhỡ, cao từ 3 đến 6 mét. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẻ lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan sang châu Á, châu Phi. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại ổi. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả. Dược tính. Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ[i]. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g có thể có đến 486mg Sinh tố C[ii]. Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ. Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá[iii], vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều. Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư. Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột. Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị. Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. Nghiên cứu của Trần thanh Lương và các cộng sự[iv] cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc lá ổi để chữa viêm thận, động kinh. Có thể thấy hiệu quả chữa bệnh ở đây là do tác dụng tổng hợp của 3 yếu tố (1) thu liễm (2) sát trùng (3) kháng viêm. Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy. Sau đây là một số cách sử dụng ổi phổ biến. Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn. Búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương. Chữa vết loét lâu lành ở chân, tay. Búp ổi, lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 hoặc 3 lần. Chữa đau răng hoặc vết lở ở miệng. Có thể dùng một trong 3 cách - Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc vào chỗ lở. - Thêm một chút nước ấm và một tí muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát. Dùng một que tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào nướu hoặc chổ lở. - Lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra. Chữa ho, sốt, viêm họng. Lá ổi non 20g đến 40g phơi khô, sắc uống. Chữa tiêu chảy cấp. Búp ổi 20g, Vỏ măng cụt 20g, Gừng nướng 10g, Gạo rang 20g Sắc uống. Bách chiến tán chống dịch tiêu chảy cấp. Bách chiến tán là phương thuốc của Lương Y Lê Minh Xuân[v] để chữa những trường hợp tiêu chảy hoặc thổ tả do Tỳ Vị hư yếu gặp phải phong độc hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn. Búp ổi 200g, Vỏ cây sung 500g, Vỏ quít 20g, Gừng già 100g, Hạt cau già 10g, Nhục đậu khấu 150g. Các vị thuốc xắt nhỏ, phơi khô, tán bột, phân vào những gói nhỏ, mỗi gói 6g. Người lớn dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một gói. Chữa tiểu đường loại 2. Phần vỏ của quả ổi có nhiều chất xơ, sinh tố C và những chất chống oxy hoá có tác dụng kháng viêm và ổn định đường huyết rất tốt cho các bệnh nhân bệnh tiểu đường loại 2. Không ăn phần ruột có nhiều hạt và chỉ số đường cao. Liều dùng trung bình 150g mỗi ngày. Người già có thể xắt nhỏ, xay và ép lấy nước uống. Tuy nhiên, nước ép sẽ mất bớt đi sinh tố và chất xơ. Chữa băng huyết. Quả ổi sao khô, đốt tồn tính, tán bột. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g. Lưu ý. Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón. Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón. [i] Guava, Nutrients and dietary and antioxidants value. http://en.wikipedia [ii] Phạm Hoàng Hộ. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ. 2006. Tr. 262. [iii] Antioxidants. http://tuberose.com/antioxidants.html. [iv] Investigation of chemical composition and biological activities of essential oil from psidium guyjava L. http://nimm.org.vn. [v] Lê Minh Xuân. 53 bài thuốc Đông y. NXB Y Học. 1977. Tr.33. http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh041.htm

Thuốc giải độc nọc rắn, thải nọc và ngăn ngừa nọc lan tỏa

Thuốc giải độc nọc rắn, thải nọc và ngăn ngừa nọc lan tỏa Bài thuốc Hội thường dùng (1953): trầu 2 - 3 lá tùy lớn nhỏ, vôi ăn trầu một cục bằng ngón tay, gừng 1 củ to bằng ngón chân cái, quế một miếng bằng 2 ngón tay, phèn một cục bằng ngón tay út. Nhai nuốt nước hoặc đâm vắt nước cho uống, xác đắp vào vết cắn. Viện Đông y Hà Nội (1968) có công thức sau: lá trầu không 40g, vôi 20g, quế 80g, gừng tươi 40g, phèn chua 20g (nửa phi, nửa để sống). Quế và phèn chua tán bột, gừng và trầu không giã nhỏ, lấy nước cốt trộn với thuốc bột và một ít hồ làm thành viên 10g, phơi khô để dùng.

rễ đinh lăng ngâm chung rễ chùm ngây bổ thận tráng dương

Rễ Trên 5 năm tuổi tốt hơn sâm rễ đinh lăng ngâm chung rễ chùm ngây bổ thận tráng dương (đài truyền hình đồng nai) Rễ Chùm Ngây http://duoclieubupxanh.com/re-dinh-lang-tuoi-id87.html